Hiệu trưởng
Kế hoạch năm 2022-2023
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN THUỶ THANH 1 Độc lập - Tự do -Hạnh phúc
Thủy Thanh, ngày 15 tháng 9 năm 2022
KẾ HOẠCH CÁ NHÂN HIỆU TRƯỞNG
NĂM HỌC 2022 - 2023
Căn cứ Hướng dẫn số 368/PGD&ĐT ngày 13 tháng 9 năm 2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hương Thủy hướng dẫn thực hện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2022 – 2023;
Căn cứ vào Điều lệ trường mầm non, quy định chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng;
Căn cứ vào kết quả đạt được của nhà trường của năm học trước;
Bản thân tôi lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 – 2023 như sau:
I. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Thực hiện kế hoạch phát triển quy mô số lượng
1.1. Chỉ tiêu:
Tổng số trẻ MG, NT 259.
+ Số điều tra: 134 trẻ.
+ Số huy động: 62/134 (>46%).
- Mẫu giáo:
+ Số điều tra: 207 trẻ.
+ Số huy động: 197/207 (95%)
* Huy động trẻ 5 tuổi ra lớp từ đầu năm học: 68/68 trẻ, tỷ lệ 100%.
- Tổng số nhóm trẻ: 03 nhóm. Trong đó:
+ Nhóm trẻ 24 – 36 tháng: 03 nhóm
- Tổng số lớp mẫu giáo: 08 lớp. Trong đó:
+ Lớp MG Bé: 02 lớp.
+ Lớp MG Nhỡ: 03 lớp.
+ Lớp MG Lớn: 03 lớp.
1.2. Biện pháp chỉ đạo thực hiện
Điều tra kỹ số lượng trẻ từ 0- 6 tuổi và nắm chắc số liệu, xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục theo năm học, kế hoạch dài hạn sát thực.
Giao chỉ tiêu số lượng trẻ cụ thể đến giáo viên phụ trách các nhóm lớp để giáo viên huy động trẻ đến trường đạt chỉ tiêu đề ra.
Thông qua các buổi họp phụ nữ vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho điểm trường lẻ và bố trí giáo viên có năng lực đồng đều giữa các điểm trường.
Tiếp tục tham mưu với các cấp trang cấp, bổ sung thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho các lớp dưới 5 tuổi.
Tham mưu với các cấp có chế độ phù hợp cho nhân viên cấp dưỡng.
2. Thực hiện kế hoạch phát triển chất lượng
2.1. Chỉ tiêu:
- Chuyên cần: 94%
- Bán trú: 100%
- Học 2 buổi/ngày: 100%
- Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi so với đầu năm học, phấn đấu cuối năm tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 2,5%.
- Tỷ lệ trẻ được kiểm sức khỏe, được đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định: 100%
- Số trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN: 100%
2.2. Biện pháp:
Tuyên truyền đến phụ huynh cách nuôi dạy con theo khoa học dưới nhiều hình thức như qua bản tin tuyên truyền của trường, lớp, các buổi họp phụ huynh...
Chỉ đạo nhân viên y tế cân, đo trẻ đúng thời gian. Đặc biệt chú ý đến việc cân đo đúng, chấm biểu đồ chính xác, nắm chắc số trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì báo cáo với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm các lớp có trẻ suy dinh dưỡng để cô giáo trao đổi với cha mẹ trẻ có chế độ chăm sóc ăn uống phù hợp hơn giúp trẻ nhanh chóng phục hồi dinh dưỡng. Đồng thời tham mưu với trạm y tế cung cấp thêm thuốc bổ hoặc tư vấn về dinh dưỡng và sức khỏe.
Phối hợp với ngành Y tế khám sức khỏe định kỳ đảm bảo theo quy định, triển khai các biện pháp phòng chống các dịch bệnh cho trẻ em trong nhà trường, phun thuốc, khử trùng xunh quanh lớp học, bếp ăn của trường.
Tiếp tục thu thập, bổ sung các minh chứng đảm bảo cho việc cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tranh thủ các nguồn lực, vận động phụ huynh ủng hộ kinh phí để mua sắm trang thiết bị, ủng hộ cây xanh, cây cảnh tạo điều kiện thuận lợi cho trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Thường xuyên kiểm tra, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn để giúp giáo viên nâng cao tay nghề
3. Định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện chương trình GDMN
Hàng tháng tổ chức họp rà soát để đánh giá việc thực hiện chương trình khối nhà trẻ và khối mẫu giáo.
4. Quản lý đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên
- Tổng số CB – GV – NV: 29 người. Trong đó:
+ Ban giám hiệu: 02 người: Hiệu trưởng: 01 người; Phó hiệu trưởng: 01
+ Giáo viên: 20 người; Biên chế: 20 người; Hợp đồng: 0 người.
+ Nhân viên: 7 người; Biên chế: 02 người; Hợp đồng: 05 người
4.1. Chỉ tiêu:
Tham mưu xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Chú trọng công tác đánh giá đội ngũ đúng với quy định đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Phấn đấu 100% CBQL, GV đạt chuẩn nghề nghiệp, trong đó CBQL đạt các mức chuẩn nghề nghiệp: loại tốt 35%; loại khá 65%, không có trường hợp xếp loại kém; tỷ lệ giáo viên đạt các mức chuẩn nghề nghiệp: loại tốt 35 – 40%; loại khá: 65 – 60%, không có trường hợp xếp loại kém.
4.2. Biện pháp:
- Tham mưu với UBND thị xã thực hiện chế độ, chính sách về đào tạo, tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên với số lượng phù hợp theo định biên.
- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập điều lệ trường mầm non, các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước, kế hoạch phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi,... vào các buổi họp toàn trường.
- Trường thành lập 03 tổ chuyên môn theo các khối lớp để thuận tiện trong việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở nhau cùng thực hiện trong công tác.
- Tổ chức họp chuyên môn 1 lần/ tháng để giải quyết những thắc mắc của giáo viên trong các bài dạy.
- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia học bồi dưỡng chính trị , ƯDCNTT, các lớp tập huấn chuyên đề do Sở giáo dục, Phòng Giáo dục tổ chức, tham gia các lớp nâng chuẩn đại học.
- Tổ chức thao giảng, dự giờ để giáo viên học tập lẫn nhau, nhằm nâng cao năng lực công tác, năng lực giảng dạy.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý trường học để nâng cao chất lượng và hiệu quả GD. Mỗi cán bộ, giáo viên phải có một giải pháp đổi mới.
- Đầu năm học tất cả CB, GV, NV phải có bản đăng ký danh hiệu thi đua để làm cơ sở cho việc đánh giá chuẩn HT, PHT, GV.
- Tham mưu bổ sung thêm 01 phó hiệu trưởng.
- Khuyến khích giáo viên tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tu dưỡng rèn luyện đạo đức lối sống, không có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.
- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp cho CB,GV, NV để nâng cao năng lực công tác, năng lực giảng dạy.
- Cuối năm, căn cứ vào kết quả thực hiện theo kế hoạch, nhà trường đánh giá, xếp loại đúng thực chất của từng người trong quá trình công tác.
5. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi
5.1. Chỉ tiêu (mua sắm, tự làm):
- Chỉ đạo giáo viên làm thêm đồ dùng dạy học, đồ chơi theo quy định.
- Làm đồ chơi nhà trẻ
Sử dụng, bảo quản thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đúng mục đích, có hiệu quả.
5.2. Biện pháp:
Tham mưu với lãnh đạo ngành quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất cả bên trong lẫn bên ngoài.
Tiếp tục xây dựng môi trường an toàn- xanh- sạch- đẹp và thân thiện. Tổ chức chấm điểm nhóm lớp về xây dựng môi trường. Tăng cường làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nghuyên vật liệu địa phương và vận động sự tham gia đóng góp của cha mẹ học sinh, để đảm bảo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường.
Tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng, bảo quản thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của giáo viên các lớp.
Vận động sự ủng hộ về cơ sở vật chất của mọi cá nhân, tổ chức.
Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng đồ chơi trong giáo viên, cha mẹ trẻ. Nhà trường xây dựng kế hoạch, duy trì, bảo dưỡng và sử dụng có hiệu quả thiết bị đồ dùng, đồ chơi.
6. Công tác Kiểm định chất lượng giáo dục- xây dựng Trường chuẩn QG
- Rà soát đánh giá 5 tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 19/2018
7. Tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua
7.1 Chỉ tiêu:
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký một nội dung về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”,
- Đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh với mối quan hệ ứng xử thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường; đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ. Phấn đấu cuối năm học giữ vững đạt tiêu chuẩn "Trường học thân thiên, học sinh tích cực" đạt loại tốt.
- Phấn đấu cuối năm học 100% nhóm, lớp được đánh giá xếp loại khá trở lên, trong đó 45-50% nhóm, lớp đạt xuất sắc. Trường học đạt chuẩn về trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
7.2 Biện pháp:
- Chỉ đạo mỗi CB, GV, NV đăng ký nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đề ra kế hoạch học tập, rèn luyện, tu dưỡng bản thân, kết quả được đưa vào đánh giá thi đua của năm học.
- Tiếp tục quán triệt đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên về quy định đạo đức nhà giáo và thực hiện nghiêm Điều lệ trường mầm non.
- Tiếp tục thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng chống tại nạn thương tích cho trẻ đạt hiệu quả.
- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra sát với yêu cầu, nội dung của cuộc vận động và kế hoạch đề ra. Tổ chức sơ kết, tổng kết, tuyên dương người tốt, việc tốt đồng thời tự liên hệ, tự phê bình, kiểm điểm về các nội dung đạo đức tự học và sáng tạo của từng người.
- Nghiêm khắc xử lý, kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm quy chế chuyên môn và biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo, nhằm phát huy hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục
- Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định của ngành, nội quy, quy chế của trường.
- Rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong mẫu mực, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí.
- Lồng ghép có hiệu quả các cuộc vận động với các hoạt động cụ thể của nhà trường, đưa hoạt động của phong trào trở thành nhiệm vụ thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Duy trì tốt việc thực hiện xây dựng môi trường an toàn, xanh, sạch, đẹp, thân thiện. Giữ gìn mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường.
- Tăng cường đổi mới phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, bố trí trang thiết bị hợp lý, đáp ứng việc giáo dục kỹ năng vệ sinh cho trẻ .
8. Công tác phối hợp, xã hội hóa giáo dục
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Gia đình, Nhà trường và Chính quyền địa phương chăm lo nuôi dạy trẻ và phát triển giáo dục mầm non;
- Huy động các nguồn lực xã hội, nguồn ngân sách và từ các nguồn huy động hợp pháp khác để đầu tư cơ sở vật chất.
- Phấn đấu đạt trường học an toàn, xanh, sach, đẹp
- Đẩy mạnh công tác XHHGD để huy động các nguồn lực của xã hội, đầu tư, xây dựng phát triển nhà trường, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc phối hợp cùng với trường, lớp tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nhà trường.
- Nhà trường tiếp tục tham mưu với chính quyền địa phương đầu tư về CSVC.
- Vận động phụ huynh và cộng đồng trồng cây xanh ở sân trường.
9. Công tác thi đua
- Danh hiệu tập thể: Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc
- Danh hiệu cá nhân:
+ Chiến sĩ thi đua (các cấp) 4-5 người Tỉ lệ 30%
+ Lao động tiên tiến 29 người Tỉ lệ 100%.
+ Giáo viên dạy giỏi…………………….Tỉ lệ……………………..
+ Trong đó: Cấp trường:………………..Tỉ lệ……………………..
+ Cấp huyện/thị xã/thành phố:………….Tỉ lệ………………………
+ Cấp tỉnh:………………………………..Tỉ lệ………………………
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Tứ