Phó Hiệu trưởng 1
Kế hoạch năm 2018-2019
PHÒNG GD-ĐT TX HƯƠNG THỦYTRƯỜNG MẦM NON THỦY THANH 1
Số: 20 /KH-MNTT1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thủy Thanh, ngày 21 tháng 9 năm 2018 |
KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN MẪU GIÁO
NĂM HỌC: 2017 - 2018
I. CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỤNG KẾ HOẠCH:
Căn cứ Thông tư 28/2016/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/12/2016 về sửa đổi bổ sung một số nội dung chương trình GDMN;
Căn cứ Công văn số 315/PGD&ĐT ngày 10 tháng 09 năm 2018 của ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã Hương Thủy về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2018 – 2019;
Căn cứ kế hoạch 19/KH-MN ngày 20 tháng 9 năm 2018 của trường Mầm non Thủy Thanh 1về tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019;
Căn cứ vào số liệu điều tra trên toàn xã và điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà trường;
Căn cứ bối cảnh của đơn vị và điều kiện kinh tế của địa phương,
Trường Mầm non Thủy Thanh 1 xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn năm học 2018 –2019 đối với trẻ mẫu giáo như sau:
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo chuyên môn Phòng Giáo dục và Đạo tạo Hương Thuỷ và sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ cho chuyên môn của nhà trường thực hiện tốt công tác chuyên môn. Được sự quan tâm của Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMT cùng các Ban ngành đoàn thể trong toàn xã.
- Được sự ủng hộ của cha mẹ học sinh trong công tác xã hội hoá giáo dục và kết hợp cùng nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Đội ngũ giáo viên trẻ năng động, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ và đạt nhiều thành tích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, tham gia học tập nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Trường đã kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1 năm 2015 và đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 12 năm 2017.
2. Khó khăn:
- Địa bàn rộng, dân cư phân bố không đồng đều, mức thu nhập của người dân còn chênh lệch khá nhiều, nhận thức của đa số các bậc phụ huynh về bậc học mầm non còn chưa sâu nên đều có xu hướng cho các cháu đi học trước chương trình lớp1.
- Chế độ chính sách của nhân viên hợp đồng còn quá thấp phần nào làm cho họ chưa yên tâm công tác.
- Nhà trường gồm có 11/11 nhóm/lớp được phân chia theo độ tuổi, riêng cụm Vân Thê Đập gồm 3 lớp, trong đó 1 lớp ghép bé - nhỡ, nên khó khăn trong việc thực hiện chương trình mầm non mới .
- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi ở các lớp dưới 4 tuổi chưa đầy đủ……..
- Vẫn còn nhiều nhóm trẻ gia đình, nhóm trẻ tại thôn Vân Thê Thượng (O Viễn) hoạt động một cách tự do, tự phát, chưa có sự quản lý của chính quyền địa phương.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:
1. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ tư tưởng, chính trị và năng lực công tác cho đội ngũ giáo viên:
1.1 Công tác bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ công nhân viên:
- 100% CBGVNV thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Không có CBGV NV vi phạm đạo đức nhà giáo, kế hoạch hóa gia đình.
- 100 % CBGVNV được tham gia học tập chính trị do ngành và địa phương tổ chức.
- 100% CBGVNV thực hiện tốt cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và có hiệu quả phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
1.2. Triển khai các văn bản chỉ đạo chuyên môn:
- 100% CBGVNV được học tập và thực hiện nghiêm túc các văn bản, quy phạm pháp luật như: Điều lệ trường mầm non, Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT thay thông tư 17 về sửa đổi bổ sung 1 số nội dung của chương trình GDMN của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, kế hoạch phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi, quy chế trường MN đạt chuẩn quốc gia, quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, quy định về đạo đức nhà giáo, chương trình giáo dục các độ tuổi, quy định thiết bị tối thiểu ở lớp mầm non, thông tư liên tịch về đảm bảo VSATTP trong các cơ sở giáo dục mầm non…
- Thường xuyên cập nhật kịp thời các văn bản hướng dẫn chỉ đạo chuyên môn để triển khai cho CBGV trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Tìm hiểu, nắm vững nội dung các văn bản chỉ đạo chuyên môn để hướng dẫn cụ thể, triển khai chính xác, kịp thời.
- 100% Cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn do phòng tổ chức. Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT-BYT về đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở cơ sở trường mầm non.
- Kế hoạch số 170/KH – PGD&ĐT ngày 08 tháng 08 năm 2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hương Thủy về Triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2017 - 2020.
- Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Bộ GDĐT ban hành các quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sơ GDMN
- Tiếp tục triển khai công văn 2049/SGDĐT- GDMN ngày 9/8/2016 về việc hướng dẩn các loại hồ sơ sổ sách, biểu bảng ngành học mầm non.
- Nghị định 80/NĐ_CP ngày17/7/ 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.
- Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20/2/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp xây dựng môi trường giáo dục thân thiện đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non; Các văn bản chỉ đạo của Bộ và của Tỉnh, thị xã về ngăn ngừa phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn trong trường học.
1.3. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chuyên đề:
- 100% giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao tay nghề.
- Hướng dẫn giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp vào giảng dạy nhằm khơi dậy sự sáng tạo, kích thích tính tư duy, sự tập trung chú ý và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động vui chơi và trải nghiệm đa dạng. Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với yêu cầu hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn với nội dung sinh hoạt phải cụ thể, thiết thực như tổ chức chuyên đề hội thảo, hội giảng, dạy minh họa chuyên đề, thống nhất phương án tổ chức các tiết hoạt động khó, trao đổi cách sử dụng đồ dùng dạy học.
- Tích cực vận động giáo viên nghiên cứu văn bản chỉ đạo chuyên môn, tài liệu tham khảo.
- Tạo điều kiện để giáo viên tham gia đầy đủ, học tập nghiêm túc, ghi chép cẩn thận các buổi sinh hoạt chuyên đề TX, trường tổ chức.
- Dự giờ thăm lớp thường xuyên, ghi chép cẩn thận. Qua mỗi tiết dự, giúp giáo viên rút ra được những ưu điểm, nhược điểm của tiết dạy.
- Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường nhằm giúp giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Chỉ đạo các nhóm lớp thực hiện lồng ghép chuyên đề trọng tâm “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”. Chỉ đạo các nhóm lớp thực hiện lồng ghép chuyên đề trọng tâm phát triển vận động, giáo dục môi trường, kỹ năng sống, an toàn giao thông, lễ giáo, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiết kiệm năng lượng vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày một cách hợp lý và thực hiện có hiệu quả vào các hoạt động giáo dục, phù hợp với thực tế của địa phương.
- Thường xuyên thúc đẩy phong trào làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu của địa phương, để làm phong phú đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động theo chủ đề.
* Kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên đề:
+ Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề ngay từ đầu năm học.
- Sinh hoạt hướng dẫn cách khai thác mạng, cách soạn giáo án pp.
- Sinh hoạt hướng dẫn, triển khai phần mềm giáo án điện tử.
- Sinh hoạt hướng dẫn chuyên đề trọng tâm: xây dựng trường mầm non “Lấy trẻ làm trung tâm”;
- Lồng ghép tích hợp làn điệu dân ca địa phương vào chương trình giáo dục mầm non.
- Lồng ghép tích hợp hiệu quả nội dung giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Sinh hoạt hướng dẫn thực hiện lồng ghép các chuyên đề vào trong các hoạt động của trẻ như phát triển vận động cho trẻ; giáo dục an toàn giao thông; giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai.
- Sinh hoạt hướng dẫn, học tập làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi bộ chuẩn.
- Sinh hoạt hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên bằng hình thức học tập trung và tự học.
* Kế hoạch thực hiện chuyên đề trọng tâm: “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”.
- Nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” theo năm, tháng và tuần và theo giai đoạn.
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề nhân rộng ra toàn trường.
- Triển khai nội dung thực hiện chuyên đề cho giáo viên theo kế hoạch 1 lần/tháng.
- Bồi dưỡng chuyên môn chuyên đề cho đội ngũ giáo viên, xây dựng tiết dạy mẫu, tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tuần.
- Tăng cường dự giờ thăm lớp trên tinh thần lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ được thực hành trải nghiệm, thoải mái vui chơi, học tập trong các hoạt động, trẻ tích cực sáng tạo, tìm tòi, chủ động cô giáo chỉ là người hướng dẫn gợi mở cho trẻ phát huy hết khả năng của bản thân.
- Tổ chức tốt hoạt động thường xuyên, các hoạt động ngoại khóa phù hợp với độ tuổi và cảm nhận, hứng thú của trẻ.
- Xây dựng môi trường bên trong và bên ngoài hoạt động phù hợp.
- Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề.
- Khuyến khích tạo điều kiện cho giáo viên học bồi dưỡng chuyên môn.
- Tổ chức cho giáo viên tham quan học tập kinh nghiệm ở các đơn vị điển hình thực hiện tốt chuyên đề.
- Tăng cường công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu thêm trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện chuyên đề.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra chuyên đề, đánh giá xếp loại chuyên đề.
- Phấn đấu 100% giáo viên dạy đúng phương pháp; 100% nhóm, lớp có môi trường bên trong và bên ngoài đầy đủ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị…cho trẻ phát triển theo khả năng của trẻ; 100% giáo viên biết lựa chọn nội dung và phương pháp tổ chức cho trẻ vui chơi học tập giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Tổng số nhóm lớp thực hiện chuyên đề trong độ tuổi Lớn - Nhỡ: 6/6 tỉ lệ 100%.
+ Số nhóm lớp xếp loại tốt: 4/6 nhóm lớp
+ Số nhóm lớp xếp loại khá: 2/6 nhóm lớp
+ Số nhóm lớp xếp loại trung bình: 0/6 nhóm lớp.
1.4. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn:
+ Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo quy định
- Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo quy định:
+ Định kỳ sinh hoạt chuyên môn chung của trường 01 lần/ tháng, sinh hoạt tổ 2 tuần/1 lần để thống nhất thực hiện kế hoạch các chủ đề, chuẩn bị học liệu, bài soạn, trang trí, kế hoạch thao giảng, dự giờ, thảo luận các thắc mắc về chuyên môn, sử dụng kiến thức BDTX vào công tác CSGD trẻ…
- Có kế hoạch thao giảng, dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm.
- Hằng tháng chuyên môn họp đánh giá, rút kinh nghiệm và triển khai công tác tháng tới vào ngày thứ 7 của tuần 4 của tháng.
+ Kế hoạch thao giảng, dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm:
- Thao giảng: Mỗi chủ đề 1-2 hoạt động cho mỗi giáo viên.
- PHT dự và thực hiện: 4 hoạt động/tuần.
Tổ trưởng CM: 4 hoạt động/tuần
GV dự: 15 hoạt động/năm
- Triển khai nội dung các chuyên đề vào đầu tháng, cuối tháng có đánh giá, rút kinh nghiệm.
+ Các hoạt động ứng dụng CNTT
- 100% giáo viên có khả năng khai thác và sử dụng CNTT vào các hoạt động giáo dục.
- Chỉ đạo giáo viên tiếp tục ứng dụng CNTT trong công tác soạn giáo án và thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
- Tiếp tục lồng ghép nội dung hướng dẫn ứng dụng CNTT vào trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường và của tổ để phấn đấu 100% tiết dạy có ứng dụng CNTT.
- Mỗi giáo viên có một giáo án điện tử trên một hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và biết khai thác phần mềm từ chương trình kidsmart, Happyhids …để soạn giáo án điện tử và giảng dạy cho trẻ.
+ Chỉ đạo sắp xếp, trang trí và giữ trật tự trong trường mầm non:
- 100% nhóm lớp trang trí các góc chơi phù hợp như: các góc tỉnh được thiết kế gần nhau, trang trí không được trùng lập giữa các lớp và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong nhóm lớp đúng, phù hợp với chủ đề, gọn gàng, ngăn nắp, đảm bảo an toàn đối với trẻ.
+ Chỉ đạo 100% các lớp trang hoàng môi trường bên trong bên ngoài lớp học thân thiện, an toàn phù hợp với tâm sinh lý của trẻ.
+ Chỉ đạo GV luôn thay đổi hình thức trang trí để làm đúng, nổi bậc chủ đề, hấp dẫn trẻ.
+ Chỉ đạo giáo viên luôn tạo môi trường gần gũi, thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ.
+ Các lớp đều có bảng tuyên truyền với nội dung phù hợp từng chủ đề, từng thời điểm xảy ra dịch bệnh để cùng với nhà trường phối hợp thực hiện…
1.5. Tổ chức các hoạt động kiểm tra việc thực hiện các quy định chuyên môn:
- Tổ chức kiểm tra toàn diện, đánh giá giáo viên 2 lần/ năm/ giáo viên. (nhà trường sẽ kiểm tra 2 hoạt động/lần/giáo viên và toàn bộ hồ sơ sổ sách của cô và trẻ trong nhóm, lớp).
- Có kế hoạch dự giờ, thăm lớp và đánh giá rút kinh nghiệm.
- Thường xuyên kiểm tra kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng.
- Thường xuyên kiểm tra các loại hồ sơ, sổ sách, kế hoạch hoạt động của giáo viên ít nhất 1 tháng/ 1 lần/ 1 giáo viên.
- Kiểm tra có báo trước, đột xuất trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày.
1.6. Tổ chức các hoạt động giao lưu, học tập giữa các đơn vị trường nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
- Chỉ đạo giáo viên thường xuyên và tích cực tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn do phòng giáo dục tổ chức để học tập, trao đổi kinh nghiệm.
- Sắp xếp, bố trí giáo viên tham gia đầy đủ các buổi giao lưu, học tập về chuyên môn ở đơn vị bạn theo đúng nội dung buổi sinh hoạt nhằm mang lại hiệu quả.
1.7. Công tác tự bồi dưỡng:
- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng
- Vận động 100% CB-GV giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân
- Thông qua internet, tài liệu, tập san.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường và chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX kịp thời.
- Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu kỹ sách chương trình GDMN, tài liệu BDTX để vận dụng kiến thức vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày.
- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ các buổi học tập trung bồi dưỡng thường xuyên tại trường.
1.8. Tổ chức hội thi, hội giảng:
- Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.
- Tổ chức hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường chào mừng phong trào thi đua “học tốt dạy tốt” vào tháng 12/2018.
- Tham gia Liên hoan “Bé tài năng” cấp thị xã.
- Tham gia giao lưu, chia sẽ kinh nghiệm hồ sơ trong công tác quản lý.
- Tham gia nộp bài hát cho trẻ mầm non “Lời mới làn điệu dân ca địa phương”.
- Tiếp tục tham gia xây dựng mô hình Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Hội thi thể dục thể thao giữa các lớp vào tháng 2 năm 2019.
2. Kế hoạch chăm sóc giáo dục
2.1 Kế hoạch chăm sóc giáo dục:
- Hướng dẫn giáo viên tổ chức giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”.
- Triển khai kế hoạch thực hiện chuyên môn, chuyên đề đến tận giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục thông qua các các chuyên đề.
- Đẩy mạnh UDCNTT trong giảng dạy. Sử dụng hiệu quả các trang thiết bị được cấp...
- Chỉ đạo 100% nhóm lớp thực hiện đúng chương trình GDMN.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyên đề phát triển vận động.
- Triển khai viết lời mới làn điệu dân ca địa phương trước ngày 10/12.
- Tiếp tục thực hiện sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
- Lập hồ sơ theo dõi sự tiến bộ của, kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật trong các lớp.
- Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các chủ đề
- Tăng cường dự giờ, kiểm tra việc thực hiện chương trình và tổ chức các hoạt động của các nhóm lớp.
2.2 Kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng:
- Tổ chức kiểm tra các nhóm lớp thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh cá nhân, vệ sinh bên trong, bên ngoài lớp.
- Kiểm tra việc chăm sóc các cháu khi thời tiết thay đổi.
- Kết hợp với Trạm y tế xã tổ chức khám sức khỏe cho trẻ 2 lần/năm và theo dõi sự phát triển của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng:
+ Phấn đấu 2 thể thấp còi và cân nặng dưới 4% và giảm so với đầu năm học 1-2 %.
- Tăng cường công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh phù hợp theo mùa.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về chăm sóc dinh dưỡng đến các bậc phụ huynh thông qua các góc tuyên truyền ở các nhóm/lớp.
- Giám sát các nhóm lớp giáo dục trẻ thói quen biết vệ sinh răng miệng, tay, chân, mặc mũi, quần áo gọn gàng thường xuyên.
- Cuối tuần tổ chức tổng vệ sinh đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng vệ sinh cá nhân, đồ chơi...
- Giáo viên phải quan tâm, chăm sóc trẻ trong từng bữa ăn, khuyến khích trẻ ăn hết xuất của mình.
- Tạo môi trường xanh sạch đẹp trong lớp và ngoài sân.Vệ sinh lớp học thông thoáng trước giờ đón trẻ. Sắp xếp đồ dùng đồ chơi trật tự ngăn nắp, gọn gàng.
3. Công tác phối hợp và công tác tuyên truyền giáo dục:
3.1. Công tác phối hợp của nhà trường (các đoàn thể Ban ĐDCMT...)
- Phối hợp tổ chức các ngày lễ, hội của giáo viên và các cháu.
- Tổ chức họp hội cha mẹ trẻ 2 lần/năm để tuyên truyền về công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Phối hợp với phụ huynh để theo dõi sự phát triển của trẻ.
- Phối hợp với phụ huynh để tổ chức “Hội thi phát triển vận động” cho các cháu.
- Vận động các cháu trong độ tuổi đến trường.
3.2. Kê hoạch tổ chức các buổi họp
- Tổ chức họp phụ huynh đầu năm.
- Tổ chức họp đột xuất.
- Sinh hoạt chuyên môn đúng kế hoạch.
3.3 Công tác tuyên truyền chăm sóc giáo dục
- Tuyên truyền về giáo dục mầm non, các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN; phổ biến kiến thực nuôi dạy trẻ theo khoa học, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo các lớp xây dựng góc tuyên truyền đẹp về hình thức, phong phú về nội dung theo từng chủ đề.
+ Đối với giáo viên: Tuyên truyền về công tác ND- CS-GD trẻ, vệ sinh các nhân, tuyên truyền cho phụ huynh biết các chuyên đề thực hiện trong năm: Chuyên đề giáo dục Lấy trẻ làm trung tâm, phát triển vận động, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng có hiệu quả…
+ Đối với nhân viên: Tuyên truyền về phòng chống các loại bệnh ở trẻ và vệ sinh ATTP. Phối hợp với y tế và văn hóa xã tuyên truyền các bài viết qua phát thanh xã.
+ Đối với CBQL: Tuyên truyền văn bản pháp quy và các loại văn bản chuyên môn.
4. Chỉ tiêu về công tác chuyên môn:
4.1. Xếp loại về hồ sơ chuyên môn:
- 100% Cán bộ, giáo viên, nhân viên có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định của từng cá nhân, cập nhật đầy đủ, đúng, bao bọc, giữ gìn cẩn thận, sạch đẹp.
- 100% CBGV có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định.
- 100% GV có giáo án đấy đủ trước khi lên lớp, giáo án soạn trước 1 tuần.
- 100% GV đều được xếp loại hồ sơ từ loại khá trở lên.
4.2. Xếp loại tổ chức các hoạt động giáo dục:
100% giáo viên nắm đúng nội dung, phương pháp để tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo mục tiêu giáo dục của ngành đề ra.
- 60 - 65% giáo viên xếp loại xuất sắc.
- 35 - 40% giáo viên xếp loại khá.
- Không có giáo viên đạt loại kém.
- Trên 70% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường.
4.3. Xếp loại công tác tự học tự bồi dưỡng:
Hằng năm BGH tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các khóa học để nâng cao chuẩn và nâng cao kiến thức và tự học tập lẫn nhau. Đạt tỷ lệ 90- 95%.
- 90% Cán bộ, giáo viên, nhân viên xếp loại khá tốt về công tác tự học và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng thường xuyên.
- 100% CBGV đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- 100% CBGV đều được xếp loại tốt về công tác tự học, tự bồi dưỡng
4.4. Xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
- CBQL:
+ 40 - 45% xếp loại xuất sắc.
+ 55 - 60 % xếp loại khá.
- GV: + 60 - 65% xếp loại xuất sắc.
5. Biện pháp thực hiện
5.1Giải pháp trong việc xây dựng kế hoạch chung và cụ thể hóa kế hoạch trong từng học kỳ, trong từng tháng, trong từng thời điểm hoạt động:
- Chỉ đạo đội ngũ giáo viên, nhân viên thực hiện các kế hoạch đề ra.
- Lên kế hoạch cụ thể cho từng nội dung, công việc, kế hoạch cả năm học, kế hoạch từng tháng, tuần.
- Thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, tạo điều kiện giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Phát động và tổ chức các phong trào thi đua về các hội thi.
5.2 Giải pháp trong việc phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân:
- Thành lập các tổ chuyên môn và bầu ra các tổ trưởng.
- Phân công nhiệm vụ đối với tổ trưởng, giáo viên đứng lớp phù hợp với năng lực.
5.3. Giải pháp trong kiểm tra, đánh giá:
* Đối với kiểm tra
- Tăng cường kiểm tra, cách thực hiện các loại hồ sơ của giáo viên và hồ sơ trẻ theo định kì.
- Thường xuyên thăm lóp theo các hình thức (báo trước + đột xuất)
- Kiểm tra nền nếp quản lý của tổ trưởng.
- Kiểm tra hồ sơ tổ, nền nếp sinh hoạt của tổ, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ của tổ.
- Kiểm tra chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ.
- Kiểm tra việc thăm lớp, dự giờ:
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về chuyên môn của giáo viên.
- Phối hợp với các tổ trưởng các khối để kiểm tra kế hoạch các nhóm lớp.
* Đối với đánh giá:
- Đánh giá thực chất, công bằng, khách quan.
- Dựa vào các các tiêu chí đánh giá và công khai kết quả đánh giá.
5.4 Giải pháp trong phối hợp giữa các tổ chức:
- Phối hợp với tổ chức trong nhà trường để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học nhất là tổ chuyên môn.
6. Các giải pháp thực hiện một số nội dung khác:
6.1. Các cuộc vận động.
* Chỉ tiêu:
- 100% giáo viên thực hiện Chỉ thị 05 - CT về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”
* Giải pháp:
Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường để tổ chức quán triệt đến tận đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình.
6.2 Phong trào thi đua
* Chỉ tiêu phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực";
- 100% giáo viên thực hiện phong trào thi đua “Dạy tốt- Học tốt- Quản lý tốt”…
* Giải pháp:
Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường để tổ chức quán triệt đến tận đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tiến hành kiểm tra, đánh giá “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo các tiêu chí đánh giá trường, nhóm, lớp.
Giữ gìn mối quan hệ ứng xử thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường;
Thường xuyên giữ gìn cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, bố trí trang thiết bị hợp lý, đáp ứng giáo dục kỹ năng vệ sinh cho trẻ.
IV. KẾ HOẠCH NĂM HỌC
Thời gian |
Nội dung công việc |
Ghi chú |
Tháng 8 |
- Vệ sinh cảnh quan trường/ lớp, - Hướng dẫn giáo viên trang hoàn lớp , - Tham gia học tập chính trị hè. - Lập kế hoạch chuyên môn. - Kiểm tra trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích; - Điều tra lại các cháu từ 0-6 tuổi và tổng hợp điều tra. - Thực hiện công tác tuyển sinh. - Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục năm, dự kiến chủ đề, thời gian biểu để giáo viên thực hiện. |
|
Tháng 9 |
- Tổ chức “Ngày hội đến trường của Bé” - Tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm “cho các cháu. - Triển khai thực hiện chuyên đề và lồng ghép chuyên đề, đánh giá việc thực hiện chuyên đề. - Rà soát công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi - Kiểm tra thực hiện nề nếp chuyên môn. - Kiểm tra vệ sinh các nhóm lớp, bếp. - Nắm tình hình sức khỏe của trẻ, để có biện pháp phục hồi SK. - Đăng ký danh hiệu thi đua và đề tài SKCTKT - Tăng cường kiểm tra các nhóm, lớp đầu năm. - Tham gia tổ chức hội nghị CB, CC, VC và Công đoàn. - Tiếp tục huy động cháu ra lớp. - Báo cáo số liệu cổng thông tin điện tử. - Tăng cường kiểm tra các nhóm, lớp đầu năm. - Họp phụ huynh học sinh đầu năm. - Tiếp tục rà soát công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi |
|
Tháng 10 |
- Triển khai và đánh giá thực hiện chuyên đề. - Đón đoàn kiểm tra công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi - Tổ chức cho đoàn viên ngày 20/10. - Chỉ đạo các lớp thực hiện chương trình theo kế hoạch. - Tổ chức dự giờ giáo viên chào mừng ngày 20/10. - Kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách của giáo viên. - Tổ chức chấm môi trường xanh - sạch –đẹp - thân thiện của các nhóm lớp. Tổ chức thi các lớp về ‘xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” - Rà soát nhập số liệu phổ cập. - Tập huấn chuyên môn. - Tham gia học bồi dưỡng thường xuyên; |
|
Tháng 11 |
- Tham gia hội thi xây dựng mô hình điểm trưng bày hồ sơ. - Đón đoàn kiểm tra về hoạt động sư phạm và quản lý. - Hoàn thành hồ sơ phổ cập. - Tiếp tục triển khai và kiểm tra đánh giá thực hiện chuyên đề. - Tổ chức thao giảng, dự giờ giáo viên chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Kiểm tra hồ sơ sổ sách tổ khối. - Tập huấn chuyên môn; sinh hoạt chuyên môn; - Thanh tra toàn diện 3 giáo viên. - Kiểm tra thực hiện chương trình GDMN, các chuyên đề; - Chỉ đạo thực hiện công tác bảo quản thiết bị đồ dùng, đồ chơi. - Nhập cổng thông tin điện tử, nhập số liệu phổ cập. |
|
Tháng 12 |
- Triển khai chuyên đề, đánh giá việc thực hiện chuyên đề - Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. - Hoàn thành nộp bài dân ca cho trường mầm non “Lời mới làn điệu dân ca địa phương”. - Tiếp tục dự giờ, thăm lớp giáo viên tổ chức các hoạt động. - Kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên - Đón đoàn Kiểm tra hoạt động sư phạm và công tác quản lý; - Báo cáo tình hình sức khỏe của trẻ đợt 2. - Báo cáo Cổng thông tin giữa năm, tự đánh giá xếp loại Website. |
|
Tháng 1 |
- Triển khai thực hiện chuyên đề và lồng ghép chuyên đề, đánh giá việc thực hiện chuyên đề. - Tham gia giao lưu Hội thi Bé tài năng cấp thị xã; - Đón đoàn Kiểm tra hoạt động sư phạm và công tác quản lý; - Giám sát việc thực hiện nề nếp các hoạt động của tổ, khối. - Kiểm tra việc thực hiện nề nếp các hoạt động chuyên môn. - Kiểm tra thực hiện việc lồng ghép các chuyên đề. - Theo dõi trẻ chuyên cần. |
|
Tháng 2 |
- Tổ chức lễ hội mừng Đảng mừng xuân. - Tiếp tục huy động trẻ ra lớp. - Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm cho các bậc phụ huynh trong và sau khi trẻ nghỉ tết. - Tiếp tục dự giờ giáo viên. - Giám sát việc lồng ghép các chuyên đề. - Tổ chức hội thi ngày hội thể dục thể thao. - Ổn đinh nề nếp và kiểm tra thực hiện chương trình sau nghỉ tết. - Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên (hoạt động học) |
|
Tháng 3 |
- Thanh tra toàn diện giáo viên 03 giáo viên. - Dự hoạt động sư phạm của giáo viên. - Báo cáo tình hình sức khỏe của trẻ. - Đón đoàn kiểm tra hoạt động sư phạm và công tác quản lý. - Tham gia hoạt động giao lưu chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, công tác chăm sóc giáo dục trẻ…. - Tổ chức ngày 8/3 cho đoàn viên. |
|
Tháng 4 |
- Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên (Hoạt động học) - Kiểm tra công tác đánh giá cuối chủ đề, cuối độ tuổi. - Tiếp tục kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. - Tập hợp số liệu trẻ. - Triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm. |
|
Tháng 5 |
- Triển khai chuyên đề, đánh giá việc thực hiện chuyên đề. - Tiếp tục dự các hoạt động của giáo viên - Đón đoàn kiểm tra trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích. - Rà soát Hồ sơ sổ sách của giáo viên. - Hoàn thành công tác đánh giá trẻ cuối giai đoạn. - Hoàn thành công tác đánh giá trẻ cuối độ tuổi. - Báo cáo tổng hợp công tác thanh tra giáo viên - Báo cáo cổng thông tin. - Tổ chức phát thưởng, chuẩn bị ngày quốc tế thiếu nhi. |
|
Tháng 6 |
- Tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi cho các cháu. - Hoàn thành các công việc còn lại của năm học. - Kiểm kê tài sản. - Chỉ đạo công tác điều tra độ tuổi ở cơ sở. - Chuẩn bị cơ sở vật chất, các điều kiện cho năm học mới. |
HIỆU TRƯỞNG
Đặng Thị Xê |
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
Hà Thị Lan Thu |