Tổ Nhà trẻ_Cấp dưỡng
Kế hoạch năm 2020-2021
TRƯỜNG MN THỦY THANH 1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TỔ NHÀ TRẺ |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
|
Thủy Thanh, ngày 3 tháng 9 năm 2020 |
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC 2020- 2021
ĐỘ TUỔI: 24 - 36 THÁNG
NHÓM NHÀ TRẺ 1
Căn cứ chương trình giáo dục mầm non Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cử khả năng của trẻ và nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi.
Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học 2019-2020 và tình hình thực tế của nhóm, lớp của nhà trường;
Trường mầm non Thủy Thanh 1 xây dựng kế hoạch năm học như sau:
I. MỤC TIÊU, NỘI DUNG GIÁO DỤC NĂM HỌC:
* Mục tiêu chung : Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào mẫu giáo; hình thành và phát triển ở trẻ những kỹ năng tâm lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dạy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
MỤC TIÊU |
N ỘI DUNG |
I/ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT *Trẻ có cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi -Trẻ trai: cân nặng 11,3 - 18.3kg, Chiều cao từ 88,7cm đến 103,65cm: - Bé gái 10.8 – 18.1kg, chiều cao 88.7- 102.7cm *Phát triển vận động: 1. Trẻ thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: - Trẻ thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: Hít thở, tay, lưng, bụng và chân
2. Trẻ thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đâu: - Trẻ giữ được thăng bằng trong vận động đi/chạy thay đổi tốc độ nhanh – chậm theo cô hoặc đi trong đường hẹp có bê vật - Trẻ phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò để giữ được vật đặt trên lưng - Trẻ phối hợp tay, chân, cơ thể để nhún bật -Trẻ thực hiện phối hợp vận động tay – mắt: Tung – bắt bóng với cô ở khoảng cách 1m, ném vào đích xa 1-1,2 m - Trẻ thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: Ném xa lên phiá trước bằng 1 tay (tối thiểu 1.5m)… 3. Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay - Trẻ vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay – thực hiện “múa khéo” - Trẻ phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay- mắt trong các hoạt động: nhào đất, nặn, vẽ tổ chim, xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ… *Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe 1. Trẻ có một số nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt: - Trẻ thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau - Trẻ ngủ được một giấc buổi trưa - Trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy đinh - Trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh văn minh
2. Trẻ thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe: - Trẻ làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn (lấy nước uống, đi vệ sinh…) - Trẻ chấp nhận: Đội mũ khi ra nắng, đi giày dép, măc quần áo ấm khi trời lạnh
3. Trẻ nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn - Trẻ biết tránh một số vật dụng nơi nguy hiểm (Bếp đang đun, phích nước nóng, xô nước, giếng…) khi được nhắc nhở. - Trẻ biết tránh một số hành động nguy hiểm (leo trèo lên lan can, chơi nghịch các vật sắc nhọn…)khi được nhắc nhở |
*Trẻ khoẻ mạnh, cân nặng chiều cao của trẻ phát triển bình thường theo lứa tuổi
1. Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: - Hô hấp: tập hít vào, thở ra - Tay: giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay - Lưng, bụng, lườn: Cúi về phía trước, nghiêng người sang hai bên, vặn người sang hai bên - Chân: Ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân * Kết hợp các bài hát: Nào chúng mình cùng tập thể dục, con gà trống, đu quay… 2. Các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu - Tập các vận động đi, chạy: + Đi theo hiệu lệnh, Đi trong đường hẹp. + Đi có mang vật trên tay + Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh nhanh chậm + Chạy theo hướng thẳng + Đứng co một chân - Tập bò, trườn + Bò thẳng hướng có vật trên lưng + Bò chui qua cổng + Bò trườn qua vật cản - Tập nhún bật + Bật tại chổ + Bật qua vach kẽ - Tung, ném, bắt bóng: +Tung bóng lên cao +Tung và bắt bóng cùng cô khoảng cách 1m + Ném bóng ( túi cát) vào đích xa 1-1,2m + Ném bóng về phía trước 1tay + Ném bóng về phía trước 2 tay + Ném bóng vào đích 3. Các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay mắt - Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đảo, vò, xé . - Đóng cọc bàn gỗ, - Nhón nhặt đồ vật, - Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc; buột dây - Chắp ghép hình; - Chồng, xếp 6-8 khối; - Tập cầm bút tô, vẽ; - Lật mở trang sách 1. Tập luyện nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt - Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau. - Trẻ biết một số thức ăn quen thuộc: cơm, cháo, canh.... - Tập luyện nề nếp thói quen tốt trong ăn uống, biết sử dụng bát thìa, cốc đúng cách. - Luyện thói quen ngủ một giấc trưa. - Tập cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định - Luyện một số thói quen tốt trong sinh hoạt: Ăn chín, uống chín, rửa tay trước khi ăn, vứt rát đúng nơi quy định. 2. Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe - Tập cho trẻ tự phục vụ + Xúc cơm, uống nước + Măc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt - Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh - Tập đi vệ sinh đúng nơi quy đinh - Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt - Thực hiện theo yêu cầu của người lớn: đi giày dép khi ra sân, mặc áo ấm khi trời lạnh... 3. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn - Một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần. - Một số hành động nguy hiểm và phòng tránh. |
II/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 1. Trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan: - Trẻ sờ, nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm của
2. Trẻ thể hiện sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi bằng cử chỉ, lời nói - Trẻ biết bắt chước hành động của những người gần gũi. biết sử dụng một số đồ dung quen thuôc - Trẻ nói được tên của bản thân và những người gần gũi khi được hỏi - Trẻ nói được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi - Trẻ nói được tên và một vài đặc điểm nổi bậc của các đồ vật, hoa, quả, con vật quen thuộc - Trẻ chỉ / nói tên, hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ/ vàng/ xanh theo yêu cầu. - Trẻ chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/ nhỏ theo yêu cầu. + Xác định được số lượng, vị trí, trong không gian - Nhận biết hình tròn hình vuông - Nhận biết một số phương tiện giáo thông quen thuộc. |
1. Luyện tập và phối hợp các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác - Tìm đồ vật vừa mới cất dấu - Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc - Sờ nắn, nhìn, ngũi đồ vât, hoa quả để nhận biết đặc điểm nổi bậc. - Sờ nắn đồ vật , đồ chơi để nhận biết cứng, mềm, trơn, nhẵn hay xù xì - Nếm vị một số mốn ăn, quả (chua, mặn, ngọt) 2. Nhận biết - Chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của - Nói được tên và đặc điểm bên ngoài của bản thân, đồ dùng, đồ chơi của bản thân, nhóm, lớp - Nói được tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình bé. - Nói được tên cô giáo và các bạn nhóm/ lớp khi được hỏi - Tên, chức năng của một số bộ phận của cơ thể như: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân - Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc - Tên gọi, đặc điểm nổi bật và công dụng của phương tiện giao thông gần gũi - Tên gọi, một số đặc điểm nổi bật của con vật, rau, hoa, quả quen thuộc. + Màu đỏ, vàng, xanh + Kích thước to- nhỏ + Lấy hoặc phân loại các đồ vật có hình dạng giống nhau + Vị trí trong không gian (trên- dưới, trước- sau) so với bản + Số lượng (một- nhiều) + Nói tên được hình tròn hình vuông + Nói được tên, đặc điểm nổi bật, công dụng của một số phương tiện giao thông quen thuộc. |
III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 1Trẻ nghe hiểu lời nói - Trẻ thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3 hành động. Ví dụ: “Cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay!” - Trẻ trả lời được câu hỏi: “Ai đây?”; “Cái gì đây?”; làm gì, “…thế nào?” Ví dụ: “Con gà gáy thế nào?” - Trẻ hiểu nội dung chuyện ngắn đơn giản, trả lời được các câu hỏi đơn giản vể tên chuyện, tên và hành động của các nhân vật
2. Trẻ nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu: - Trẻ phát âm rõ tiếng - Trẻ đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của 3. Trẻ sử dụng ngôn ngữ để - Trẻ nói được câu đơn, câu có 5-7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm - Trẻ biết sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau: Trẻ biết chào hỏi, trò chuyện, trẻ biết bày tỏ nhu cầu của bản thân với cô giáo. - Trẻ biết hỏi về các vấn đề liên quan như: “Con gì đây?”; - Trẻ nói to, rõ tiếng, lễ phép * Làm quen với sách - Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc sách - Trẻ biết lật sách xem tranh |
1. Nghe - Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói - Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau - Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động - Nghe các câu hỏi ở đâu? “Con gì”? “Thế nào?” - Trả lời và đặt câu hỏi: “Con gì?”, “Cái gì?”, “Làm gì?”. - Lắng nghe và trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và các hành động của nhân vật trong truyện - Nghe các câu chuyện ngắn đơn giản theo tranh - Nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn 2. Nói - Phát âm các âm khác nhau. - Đọc các bài thơ ngắn, đoạn thơ có câu 3-4 từ, ca dao, đồng dao cùng cô, đọc tiếp từ cuối của câu thơ, ca dao, đồng dao 3. Làm quen với sách - Nói rõ các âm, nói rõ các tiếng - Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp. - Chào hỏi, trò chuyện - Bày tỏ nhu cầu của bản thân - Qua hoạt động mọi lúc mọi nơi, giáo viên gợi ý cho trẻ trẻ trả lời và đặt câu hỏi: “Cái gì?”; “Làm gì?”; “Ở đâu?”; “Thế nào?”; “Để làm gì?”… - Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài. - Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn - Lắng nghe khi người lớn đọc sách - Mở sách, xem tranh và chỉ vào các nhân vật, sự vật trong tranh. |
IV/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỶ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ 1. Trẻ biểu lộ sự nhận thức về bản thân - Trẻ nói được một vài thông tin về mình ( Tên, tuổi) - Trẻ thể hiện điều mình thích và không thích. 2. Trẻ nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi: - Trẻ biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói. - Trẻ nhận biết được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi - Trẻ biểu lộ cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ - Trẻ biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuôc / gần gũi: bắt chướt tiếng kêu, gọi. 3. Trẻ thực hiện hành vi xã hội đơn giản - Trẻ biết chào, tạm biệt, cảm ơn, vâng ạ… - Trẻ thực hiện một số yêu cầu của người lớn - Trẻ biết thể hiện một số hành vi xá hội đơn giản qua trò chơi giả bộ (trò chơi bế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại..) Trẻ chơi thân thiện cạnh trẻ khác, không tranh giành đồ chơi 4. Trẻ thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/ tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh - Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát / bản nhạc quen thuộc. - Trẻ thích tô màu, vẽ, nặn, xé, xếp hình, xem tranh (cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc). - Mạnh dạng tham gia các hoạt động, mạnh dạng trả lời câu hỏi. - Bỏ rác đúng nơi quy định |
1. Phát triển tình cảm - Tên tuổi của mình, một số đặc điểm bên ngoài của bản thân - Nhận biết một số đồ dung, đồ chơi yêu thích của mình 2. Phát triển kỹ năng xã hội - Giao tiếp với người xung quanh - Chơi thân thiện với các bạn, chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn. - Hoạt động nhận biết về bản thân, trẻ nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, tức giận… - Chơi tập buổi chiều, tập cho trẻ cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp. - Trò chuyện, dạo chơi, tổ chức trò chơi, giáo viên giáo dục trẻ yêu thích, quan tâm đến các vật nuôi 3. Trẻ thực hiện hành vi xã hội đơn giản
- Thực hiện một số hành vi văn hóa và giao tiếp chào, tậm biệt, cám ơn, ạ, vâng ạ - Tập làm, thể hiện, nhập vai để tham gia chơi trong hoạt động chơi ở các khu vực
4. Phát triển cảm xúc thẫm mĩ - Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau; nghe âm thanh của các nhạc cụ - Hát và tập vận động nhịp ngàng theo nhạc - Vẽ các đường nét khác nhau, di màu, xé, vò, xếp hình và xem tranh - Tham gia đầy đủ các hoạt động trong lớp học, chơi, nhãy múa…giơ tay phát biểu khi đàm thoại trong các hoạt động hàng ngày. - Uống sữa xong bỏ vào thùng rác, nhặc lá bỏ vào thùng khi tham gia hoạt động dạo chơi ngoài vườn. |
II. DỰ KIẾN CHỦ ĐỀ VÀ CÁC SỰ KIỆN NĂM HỌC.
- Dự kiến thời gian thực hiện học chính thức 35 tuần: Thời gian bắt đầu từ 7/9/2020, kết thúc 21/05/2021.
+Học kỳ 1(16 tuần): Từ ngày 07/09/2020 đến ngày 27/12/2020.
+Học kỳ 2(19 tuần): Từ ngày 28/12/2020 đến ngày 21/05/2021.
- Các ngày nghỉ Lễ, nghỉ Tết, nghỉ theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo
|
|
|