Ai làm chủ giáo dục có thể thay đổi thế giới ''

Ngày 14 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Tổ Mẫu giáo Nhỡ-Bé

Cập nhật lúc : 21:36 02/11/2016  

Kế hoạch năm 2017-2018

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TỔ NHỠ - BÉ NĂM HỌC 2016 - 2017

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH:

 - Căn cứ kế hoạch giáo dục năm học 2016 - 2017 của trường MN Thủy Thanh 1.

 - Căn cứ kế hoạch chuyên môn năm học 2016 – 2017 của BGH nhà trường.

 - Căn cứ vào tình hình thực tế của tổ Nhỡ - Bé.

II. Đặc điểm tình hình:                                        

1. Thuận lợi:

* Về đội ngũ giáo viên:

- Số lượng tổ viên trong tổ là 7 cán bộ, giáo viên trong đó:

+ Trình độ đại học:  05 chiếm  71%

+ Trình độ cao đẳng: 02 chiếm 29%

 - Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo sâu sát và trực tiếp của BGH trong các hoạt động của tổ.

- Các lớp được trang bị thêm nhiều cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi đáp ứng yêu cầu cần thiết phục vụ cho học tập và sinh hoạt của trẻ. Trường đã đầu tư thêm máy vi tính để phục vụ cho hoạt động dạy và học của cô và cháu

- Giáo viên trong nhóm lớp hòa đồng, thường xuyên phối hợp thực hiện các công việc,  thường xuyên học hỏi lẫn nhau và có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Số lượng trẻ trong lớp phù hợp, đảm bảo nên giáo viên có điều kiện trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

 - Phụ huynh nhiệt tình trao đổi với giáo viên - tạo được sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

2. Khó khăn:

- Tổ Nhỡ - Bé có 5 lớp được chia 2 khu vực, 4 lớp ở cơ sở chính và 1 lớp ở cơ sở lẻ nên phần nào gặp khó khăn trong việc trao đổi chuyên môn, sự phối hợp trong các hoạt động và sinh hoạt của tổ.

- Lớp ở khu vực cơ sở lẻ chưa được kết nối mạng Internet nên còn gặp khó khăn trong việc học hỏi kinh nghiệm trên mạng Internet.

- Một số trẻ  là năm đầu tiên được đến trường, trẻ chưa có kỹ năng tự phục vụ nên giáo viên gặp khó khăn trong việc rèn nền nếp, quản lý, tố chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

- Nhận thức của một số phụ huynh về ngành học mầm non còn hạn chế, thường xuyên cho trẻ nghỉ học không có lý do làm ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyên cần của lớp.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA NĂM HỌC:

1.Về tư tưởng chính trị:

 - Thực hiện tốt chủ đề năm học “kỷ cương, chất lượng, nhân văn, phổ cập” và các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động: “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, lồng ghép có hiệu quả các cuộc vận động với các hoạt động cụ thể của nhà trường nhằm rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong mẫu mực, lối sống lành mạnh, tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Tích cực hưởng ứng và tham gia tất cả các phong trào do Chi đoàn, Công đoàn phát động.

2. Về phát triển số lượng:

- Tổng số trẻ điều tra trên địa bàn:

- Tổng số trẻ huy động ở tổ MG Nhỡ - Bé 132 trẻ/ 5 lớp.

 

STT

Tên lớp

Tổng số trẻ

Nữ

1

MGN B1

24

9

2

MGNB2

30

12

3

MGB C1

21

7

4

MGB C2

28

7

5

MGG C3

29

12

 - Các lớp ổn định và duy trì số lượng, tỷ lệ chuyên cần 90% - 96% trờ lên

 3. Về chất lượng:

 3.1. Về công tác chuyên môn giảng dạy:

* Thực hiện chương trình, thời gian biễu và thực hiện chuyên môn do nhà trường chỉ đạo:

- 100% giáo viên thực hiện tốt nội quy quy chế của nhà trường, của tổ.

- Thực hiện chủ đề năm học “Kỹ cương, chất lượng, nhân văn, phổ cập”

- Tiếp tục thực hiện đạt chất lượng chương trình giáo dục mầm non mới.

- Có đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định. Đảm bảo đúng chất lượng.

- Soạn giảng đúng chương trình, đúng thời gian quy định.

- Thực hiện đúng, đầy đủ các hoạt động trong ngày theo đúng kế hoạch.

- Tích cực làm đồ dùng đồ chơi, trang hoàng lớp theo chủ đề, mỗi chủ đề làm ít nhất 4 - 5 ĐDĐC/ 1 góc.

- 100% giáo viên trong tổ biết soạn giảng trên máy vi tính và biết ứng dụng CNTT trong các hoạt động, mỗi chủ đề thiết kế từ 3-4 hoạt động.

- Tổ chức thực hiện chuyên đề “phát triển vận động” và lồng ghép các nội dung “giáo dục bảo vệ môi trường”; “Giáo dục an toàn giao thông”, “giáo dục tiết kiệm năng lượng có hiệu quả” “giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” vào các hoạt động CSGD trẻ một cách có hiệu quả.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là hoạt động vui chơi phù hợp với sự phát triển tâm lý lứa tuổi và yêu cầu nội dung. Chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, góp phần hình thành nề nếp thói quen tốt, hành vi văn minh có lợi cho sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ.

- Khai thác, sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục, góp phần đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ.

* Công tác sinh hoạt chuyên môn:

- 100% giáo viên tham gia sinh hoạt tổ với ý thức trách nhiệm cao.

- Tổ sinh hoạt ít nhất 2 lần/1 tháng, không kể các cuộc họp đột xuất 

* Về công tác kiểm tra, dự giờ các giáo viên trong tổ:

-  Mỗi giáo viên được tổ, khối chuyên môn dự giờ ít nhất 1 lần/1 tháng.

- Phấn đấu các hoạt động kiểm tra đều đạt khá giỏi, không có xếp loại yếu, kém.

- Tổ kiếm tra hồ sơ và kế hoạch giáo dục vào thứ 2 đầu tuần.

- Tổ theo dõi việc thực hiện các hoạt động trong ngày, trang trí lớp theo chủ đề và công tác tuyên truyền.

3.2. Về công tác chăm sóc sức khỏe:

- Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức cân đo, theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, quản lý sức khỏe, tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh cho trẻ

- Đối với trẻ béo phì: Cân đo hàng tháng, tăng cường các bài tập thể dục mỗi buổi sáng đồng thời trao đổi với phụ huynh để có chế độ ăn phù hợp cho trẻ.

- Đối với trẻ suy dinh dưỡng: Cân đo hàng tháng, động viên giúp trẻ ăn hết suất; trao đổi với phụ huynh cho mang thêm sữa đến trường và cho trẻ uống thêm sữa ở nhà.

- Tuyên truyền, vận động phụ huynh tham gia công tác phòng chống tai nạn, đảm bảo an toàn cho trẻ, cụ thể: không để xe trước cổng trường, không cho trẻ ăn quà trước cổng trường, không giao con cho người lạ, …

- Khám sức khỏe định kì 2 lần/1 năm

- Thường xuyên thông báo tình trạng sức khỏe, cân đo của trẻ cho phụ huynh

- Xây dựng môi trường lớp học đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ: ở lớp cũng như ở nhà nên cho trẻ đi dép, đảm bảo sàn nhà luôn khô thoáng, sạch sẽ, không cho trẻ tới gần những nơi nguy hiểm. Đồng thời, cô luôn quan sát các hoạt động và nhắc nhở trẻ kịp thời để tránh các trường hợp tai nạn xảy ra cho trẻ.  

- Giữ gìn môi trường sạch sẽ, an toàn, phòng chống một số bệnh dễ lây lan và gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.  

3.3. Về cơ sở vật chất:

- Quản lí và sử dụng tài sản có hiệu quả.

- Kịp thời thông báo cho nhà trường để thay đổi, sửa chữa tài sản hư hỏng.

- Luôn đẩy mạnh phong trào làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu địa phương.

- Kiểm tra điện nước trước khi ra về, sử dụng tiết kiệm năng lượng và nước trong mỗi một lớp học.

3.4. Công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh:

+ Xây dựng kế hoạch tuyên truyền- nội dung tuyên truyền:

- Sử dụng có hiệu quả bảng tuyên truyền.

 - Xây dựng nội dung tuyên truyền theo hàng tháng, theo mùa:

+ Tuyên truyền về cách phát hiện và phòng chống các bệnh theo mùa, các bệnh dịch dễ lây lan.

+ Tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ theo mùa.

+ Tuyên truyền về giáo dục các kỷ năng vệ sinh trong ăn uống, vệ sinh hằng ngày cho trẻ.

+ Tuyên truyền về nội dung giáo dục trẻ theo chủ đề trong tháng.

+ Tuyên truyền nội dung giáo dục hình thành kỷ năng sống cho trẻ.

- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh, tạo sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường, qua các buổi họp phụ huynh, giờ đưa đón trẻ.

 III.CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Về phát triển số lượng:

Tham gia vận động phụ huynh đưa trẻ đến lớp đạt  tỷ lệ chuyên cần 96%.

- Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ, tạo lòng tin từ phía phụ huynh.

- Tạo không khí vui tươi, thoải mái cho trẻ khi đến lớp.

- Cô điểm danh vào đầu giờ học để nắm sỉ số trẻ trong ngày.

2. Về công tác chuyên môn, giảng dạy:
2.1 Xây dựng môi trường thân thiện:

- Tham gia xây dựng môi trường lớp học thân thiện, học sinh tích cực.

- Xây dựng các góc chơi phù hợp với nhu cầu, khả năng và sở thích của trẻ.

- Trang hoàng lớp đẹp, có độ mở nhằm kích thích trẻ hoạt động.

- Tạo cơ hội cho trẻ được chủ động hoạt động tích cực trong các hoạt động: hoạt động có chủ đích, hoạt động góc, hoạt động vui chơi ngoài trời, mọi lúc mọi nơi,…

- Tạo điều kiện cho trẻ học một cách tự nhiên từ môi trường xung quanh.

2.2 Tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới:

Nắm vững chương trình giáo dục đổi mới, tiếp tục thực hiện chương trình theo phương hướng của Bộ và nhà trường.

- Thực hiện các chuyên đề của phòng, sở và nhà trường, đặc biệt lồng ghép chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.

- Thực hiện tốt phong trào “Ứng dụng công nghệ thông tin” vào dạy học.

- Thực hiện soạn giảng, ký giáo án vào thứ 2 đầu tuần.

- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn, mạnh dạn trong giao tiếp.

- Phát triển kỹ năng tự phục vụ và làm giàu vốn kinh nghiệm thông qua hoạt động học tập, trò chơi, lễ hội,…

- Tạo cơ hội cho trẻ được tự khám phá và tìm hiểu sự việc, cô là người gợi ý, hướng dẫn trẻ đồng thời tích hợp nhiều hoạt động khác để trẻ không cảm thấy nhàm chán khi học.

- Sử dụng nhiều hình thức trong dạy học, tạo khả năng linh hoạt và sáng tạo của cô cũng như kích thích trẻ hoạt động tích cực.

- Tổ chức các sự kiện, lễ hội phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu các kiến thức và kĩ năng dễ dàng.

2.3 Rèn luyện và phát triển tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ:
a) Lịch sinh hoạt chuyên môn và bình xét thi đua định kỳ: Cuối mỗi tháng

* Nội dung:

+ Rút kinh nghiệm những việc đã thực hiện trong tháng

+ Phổ biến các hoạt động thực hiện trong tháng tiếp theo

+ Chia sẻ tài liệu mới

+ Bình xét thi đua (Ngày công, thực hiện nội quy, quy chế nhà trường)

+ Góp ý, đề xuất ý kiến về các hoạt động khác: ngoại khóa, lễ hội, công tác kiến thực tập,… đã và sẽ thực hiện.

*Hình thức:

+ Tham gia đóng góp ý kiến.

+ Phổ biến cho đồng nghiệp trong khối nội dung mình được phân công phụ trách, khuyến khích giới thiệu thêm những vấn đề mới, tài liệu mới về chủ đề mà mình sưu tầm được.

+ Viết biên bản sinh hoạt chuyên môn của tổ.

Các giáo viên: tham khảo tài liệu, sách báo, internet,…sưu tầm và phổ biến nội dung, các hoạt động về lĩnh vực mình được phân công phụ trách (trò chơi học tập, trò chơi vận động, bài hát, thơ, truyện, đồng dao, các hoạt động tạo hình, bài tập MTXQ, LQVT,…)  

b) Kế hoạch kiểm tra, dự giờ, bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong khối:
Hình thức: Triển khai kế hoạch chuyên môn tháng, kiểm tra- dự giờ có báo trước, sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, tổ chức hội thảo, hội giảng chào mừng các ngày lễ trong năm.
Nội dung: Kiểm tra thực hiện các hoạt động học có chủ định, chế độ sinh hoạt của trẻ.

2.4 Nâng cao, bồi dưỡng chuyên môn:

- Giáo viên trong nhóm lớp tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

-Chủ động tự nghiên cứu tài liệu, thông tin tham khảo để đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ

- Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn định kì, nắm bắt kịp thời chỉ đạo của của các cấp lãnh đạo

- Tham gia đầy đủ các lớp học bồi dưỡng chuyên môn và kịp thời bổ sung các kinh nghiệm được học tập và tập huấn.

- Tham quan, học tập ở các trường bạn

- Nắm vững cách lập kế hoạch theo từng chủ đề.

2.5 Kế hoạch thực hiện các chuyên đề năm học:

- Triển khai thực hiện việc lập kế hoạch từ tháng 08/2014

-Thực hiện chuyên đề phát triển vận động và lồng ghép các nội dung GD: giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm , hiệu quả trong trường mầm non; lồng ghép GD kỹ năng sống cho trẻ trong chương trình GDMN.

- Tham khảo tài liệu có liên quan đến chuyên đề.

- Nghiên cứu lý thuyết về mục đích, yêu cầu, nội dung chuyên đề.

- Tiến hành tổ chức trên trẻ.

- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chuyên đề

Tổ chức các hoạt động theo sự kiện lễ hội .

- Nghiên cứu lý thuyết về mục đích, yêu cầu, nội dung chuyên đề.

- GV tự tham khảo tài liệu, sách báo, sưu tầm qua mạng,…để nắm vững hơn về việc thực hiện chuyên đề.

-Tổ chức cho GV cùng nhau chia sẻ thảo luận về nội dung, cách tổ chức các hoạt động, sử dụng kịch bản, phân công, hình thức tuyên truyền đến PH hỗ trợ nguyên - vật liệu và cùng tham gia với trẻ.

- Các nhóm lớp đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới PH trong việc đóng góp các nguyên vật liệu mở đa dạng, phong phú.

- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chuyên đề.

+ Xây dựng môi trường thân thiện văn minh.

- Môi trường vật chất: trang trí lớp thẩm mỹ, theo hướng mở, tạo điều kiện để trẻ được hoạt động và học tập thông qua môi trường, chú ý góc học tập và góc khoa học, môi trường xanh- vườn cây của bé.

- Môi trường tinh thần: GV quan tâm đến trẻ qua việc lắng nghe, quan sát những biểu hiện của trẻ trong khi thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày. Tạo bầu không khí thân thiện trong trường.( giữa cô – trẻ; trẻ- trẻ)

Mục tiêu phấn đấu:

*Trẻ : 100% trẻ đạt danh hiệu “ Bé khỏe- bé ngoan”

*Cô : 4 CSTĐCS, 3 LĐTT

STT

HỌ VÀ TÊN

DANH HIỆU ĐỀ NGHỊ

1

Nguyễn Thị Kim Tứ

CSTĐ cơ sở

2

Nguyễn Thị Nhàn

CSTĐ cơ sở

3

Đỗ Thị Vân Thu

CSTĐ cơ sở

4

Nguyễn Thị Thanh Thủy

CSTĐ cơ sở

5

Chế Thị Thanh Nhàn

LĐTT

6

Le Thị Diệu Minh

LĐTT

7

Danh Thị Hường

LĐTT

 *Danh hiệu tổ: Tập thể xuất sắc

VI. KẾ HOẠCH CỤ THỂ

THỜI GIAN

NỘI DUNG

Tháng 8-9/2016

  •    Chiêu sinh trẻ
  •    Ổn định nền nếp, thói quen cho trẻ
  •    Tổ chức ngày hội “Bé đến trường”
  • Tổ chức cho trẻ đón mừng Tết trung Thu
  • Lập kế hoạch năm học cho lớp, cho khối
  • Trang trí môi trường lớp học
  • Đăng kí thi đua
  • Họp phụ huynh đầu năm
  • Thực hiện chủ đề theo kế hoạch

  Khám sức khỏe định kì cho cháu lần 1: lưu giữ sổ sách sức khỏe,   thông báo cho phụ huynh

  • Cân đo trẻ đầu năm.
  • Tham gia tập huấn chuyên môn.
  • Học tập chính trị.
  • Kiểm tra đánh giá trẻ cuối chủ đề

Tháng 10/2016

  • Thực hiện chủ đề theo kế hoạch.
  • Thi đua dạy tốt học tốt chào mừng ngày 20/10.
  • Thực hiện triển khai đánh giá trẻ đầu năm
  • Kiểm tra hồ sơ sổ sách, trang hoàng lớp.
  • Kiểm tra đánh giá trẻ cuối chủ đề
  • Chuẩn bị tốt các loại hồ sơ tổ khối.
  • Duyệt, chỉnh sữa nội dung chủ đề “ gia đình”
  • Tham gia dự giờ tất cả các giáo viên.
  • Học Bồi dưỡng thường xuyên.
  • Bình xét cuối tháng.

Tháng 11/2016

  • Thực hiện chủ đề theo kế hoạch.
  • Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chủ đề.
  • Tố chức thao giảng  chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam20/11
  • Lên kế hoạch cho tổ viên dự giờ bạn.
  • Kiểm đánh giá trẻ cuối chủ đề.
  • Duyệt, chỉnh sữa nội dung chủ đề “ ngành nghề”
  • Học Bồi dưỡng thường xuyên
  • Bình xét cuối tháng.

Tháng 12/2016

  • Thực hiện chủ đề theo kế hoạch
  • Làm đồ dùng đồ chơi.
  • Kiểm tra hồ sơ sổ sách lần 2.
  • Chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân 22/ 12
  • Cân đo trẻ quý II.
  • Bình xét cuối tháng.
  • Cân đo trẻ suy dinh dưỡng.

Tháng 1/2017

  • Thực hiện chủ đề theo kế hoạch
  • Dự giờ thao giảng chào mừng ngày thành lập Đảng 3/2
    • Lên kế hoạch cho tổ viên dự giờ bạn. Kiểm tra dự giờ các lớp.
    • Sơ kết học kỳ I.
    • Chuẩn bị tốt để tham gia đêm văn nghệ  “mừng Đảng mừng Xuân”

Tháng 2/2017

  • Tiếp tục thực hiện chủ đề theo kế hoạch.
  • Kiểm tra hồ sơ sổ sách lần 3.
  • Nghỉ Tết nguyên đán.
  • Làm đồ dùng đồ chơi.
  • Tham gia ngày hội trồng cây, trồng hoa nhớ Bác.
  • Lên kế hoạch cho tổ viên dự giờ bạn. Dự giờ kiểm tra 2 tổ viên
    • Thi đua thực hiện tốt việc phát huy tối đa tác dụng của thiết bị dạy  học trong việc tổ chức các hoạt động dạy học.
    • Bình xét cuối tháng.

Tháng 3/2017

  • Tiếp tục thực hiện chủ đề theo kế hoạch.
  • Làm đồ dùng đồ chơi
  • Khám sức khỏe định kỳ cho cháu đợt II
  • Chào mừng ngày 8/3
  • Kiểm tra chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
  • Cân đo quý III.
    • Đánh giá trẻ cuối chủ đề.
    • Bình xét thi đua.

Tháng 4/2017

  • Thực hiện chủ đề theo kế hoạch
  • Làm đồ dùng đồ chơi.
  • Viết sáng kiến kinh nghiệm.
  • Đánh giá thi đua.
    • Kiểm tra đánh giá trẻ cuối chủ đề- đánh giá các chỉ số trong bộ chuẩn trẻ 5 tuổi.

Tổ chức thao giảng dự giờ các lớp, phát động làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.

  Sinh hoạt tổ chuyên môn  để tiếp tục bổ sung hồ sơ và xây dựng góp ý giờ dạy và làm đồ dùng, đồ chơi.

  • Đánh giá trẻ cuối độ tuổi
  • Bình xét cuối tháng.
    • Hoàn thành chương trình học BDTX

Tháng 5/2017

  • Thực hiện chủ đề theo kế hoạch.
  • Làm đồ dùng đồ chơi.
  • Tiếp tục đánh giá trẻ cuối độ tuổi
    • Kiểm tra kỹ năng (bỏ rác đúng nơi quy định, rửa tay, lau mặt,  chào     hỏi khi có khách đến)
    • Lựa chọn bài hát tập văn nghệ chuẩn bị cho ngày tổng kết năm học 2016- 2017.
    • Hoàn tất hồ sơ, sổ sách, báo cáo tổng kết năm học 2016 – 2017
    • Đánh giá trẻ cuối năm